TRANG CHỦ

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

ĐỒNG HƯƠNG AN GIANG MỪNG XUÂN NHÂM THÌN 5/2/2012 TPHCM

ĐÔNG HƯƠNG AN GIANG MỪNG XUÂN NHÂM THÌN 5/2/2012 TPHCM

                                                  FilmstripCameraRed roseAutoClockStar

GỒM CÁC MỤC:  1 -  HÌNH ẢNH VIDEO ĐỒNG HƯƠNG AN GIANG MỪNG XUÂN
                                 NHÂM THÌN 5/2/2012 TPHCM
                            2 – VIDEO VĂN NGHỆ GIÚP VUI
                           3 -  LỊCH SỬ ,VĂN HOA , ĐỊA LÝ , HÀNH CHÁNH TỈNH AN GIANG

AT 6 

IMG_4214IMG_4236

IMG_4267IMG_4254

IMG_4295IMG_4284IMG_4416IMG_4404

HỘP ẢNH SỐ 1    57 anh

HỘP ẢNH SỐ 2   53 ảnh

HỘP ẢNH SỐ 3  all 53 ảnh

HỘP ẢNH SỐ 4  

 

 

VIDEO GIÚP VUI VĂN NGHỆ

A.Thương binh Lê Thống Nhất và chị Thúy Trinh trình diễn ca khúc Nam Bộ
    Kháng Chiến 

 

 

3 -  LỊCH SỬ , VĂN HOÁ , ĐỊA LÝ , HÀNH CHÍNH TỈNH AN GIANG VN

Góp phần tìm hiểu địa lý lịch sử tỉnh An Giang.

đăng 06:22 15-01-2011 bởi Trần Ngô Du

GÓP PHẦN TÌM HIỂU ĐỊA LÝ LỊCH SỬ TỈNH AN GIANG

Trần Hoàng Vũ.

(Bài đăng trên Tạp chí Văn hóa Lịch sử An Giang số tháng 12-2010)

Khu du lịch hồ Thoại Sơn

Cũng giống như tên người, mỗi địa danh đều ẩn chứa trong mình một giai thoại lịch sử hay một hàm nghĩa sâu xa, một suy tư lãng mạn mà tiền nhân đã gửi gắm. Bản thân cái tên của một vùng đất đã có thể nói rất nhiều về đất đai, lịch sử và con người ở đó.

1. Nguồn gốc một số địa danh hành chính tỉnh An Giang:

An Giang: cái tên An Giang được sử dụng lần đầu tiên như một đơn vị hành chính là vào năm 1832, khi vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh và lập ra tỉnh An Giang. Tuy nhiên, một ghi chép chiến sự trong “Gia Định thành thông chí” hoàn thành năm 1820 đã có nhắc đến chi tiết “Phạm Ngạn ở An Giang, Chu Thuận ở Định Tường”. Điều này chứng tỏ cái tên An Giang đã có từ trước những năm 20 của thế kỷ XIX. Một số nhà Nho xưa lý giải cách đặt tên sáu tỉnh Nam Kỳ của vua Minh Mạng là xuất phát từ câu “Khoái mã Gia Biên Vĩnh Định Giang Hà” (Tạm dịch: Quất ngựa ra roi giữ an bờ cõi), trong đó “Giang” là An Giang nhưng hình như đây chỉ là một kiểu chơi chữ từ những cái tên đã có trước mà thôi. Về mặt chữ Hán, hai chữ “An Giang” có nghĩa là “dòng sông yên tĩnh”.

Châu Đốc: địa danh Châu Đốc xuất hiện lần đầu trong thư tịch cổ vào năm 1757 khi Nguyễn Cư Trinh đề nghị lập ba đạo: Tân Châu đạo ở xứ cù lao Giêng, Đông Khẩu đạo ở xứ Sa Đéc và Châu Đốc đạo ở xứ Châu Đốc. Nhà Nam Bộ học Sơn Nam cho biết rằng Châu Đốc có tên Khmer là Méat Chruk, nghĩa là “mõm heo”. Hiện nay cộng đồng người Chăm vẫn gọi Châu Đốc bằng cái tên này. Tuy nhiên, hai tiếng Châu Đốc hình như không phải xuất phát tự tiếng Khmer vì như nhà Nam Bộ học Sơn Nam có nói Méat Chruk về sau phiên âm là Mật Luật. Nhiều nhà nghiên cứu giải thích sở dĩ gọi là Châu Đốc vì ban đầu mới lập ba đạo thì đạo Châu Đốc kiêm quản cả đạo Tân Châu và Đông Khẩu. Châu Đốc cũng là “Đốc châu” tức Châu đôn đốc. Lại có ý kiến cho rằng vì Châu Đốc là vùng đất được khai thác sau cùng ở phía Tây Nam nên mới gọi là “Châu Đốc” theo nghĩa “Châu” là “vùng đất”, “Đốc” là “sau cùng”. Cả hai cách giải thích này đều không chính xác. Trong văn bia Thoại Sơn, bia Vĩnh Tế sơn, trong mộ chí của Thoại Ngọc Hầu và nhiều tài liệu chữ Hán đương thời khác, hai chữ “Châu Đốc” không hề có những nghĩa vừa nêu. Chữ “Châu” trong “Châu Đốc” không phải là chữ “Châu” (vùng đất) mà là chữ “Chu” trong chữ chu sa – một loại son đỏ, hoặc là họ Chu. Vì tránh húy chúa Nguyễn Phúc Chu nên ngay từ buổi đầu địa danh Chu Đốc này phải đọc thành Châu Đốc! Còn chữ “Đốc” thì có nghĩa là “dốc” như dốc lòng, dốc sức hoặc có nghĩa khác là ngay thẳng, không dời đổi. Vì vậy “Châu Đốc” có thể hiểu là “lòng son không đổi”. Phải chăng ngay từ lúc đặt tên, người dân Châu Đốc đã muốn gửi gắm một thông điệp thủy chung son sắt mà sau này vị tướng lĩnh-nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ có viết:

“Từ độ mang gươm đi mở cõi

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”

Châu Đốc cũng có thể liên quan tới dòng họ Chu mà hương ước làng Vĩnh Tế sơn xác nhận là một trong ba dòng họ đến khai thác vùng Châu Đốc-Núi Sam sớm nhất. Cõ lẽ cũng chính vì lẽ đó mà trong văn bia Vĩnh Tế sơn, tác giả Tam Hà Võ thị đã nói rằng “đất đặt tên theo họ, núi đặt tên theo người”. Dù bắt nguồn từ đâu đi nữa, Châu Đốc phải là một địa danh thuần Việt. Bằng chứng là Nguyễn Cư Trinh đã lựa chọn một địa danh có sẵn “xứ Châu Đốc” để đặt tên đạo này thay vì chọn tên mới như Tân Châu cho xứ cù lao Giêng và Đông Khẩu cho xứ Sa Đéc.

Thoại Sơn: Thoại Sơn thoạt tiên là tên núi được đặt cho núi Sập vào năm 1818 thời Gia Long rồi sau đó được đặt cho tên một phường (đơn vị hành chính của người Hoa) ở vùng này gọi là phường Thoại Sơn. Đến tháng 6-1948, Thoại Sơn được đặt tên cho huyện Núi Sập cũ. Căn cứ vào ghi chép của Đại Nam hội điển sự lệ, miền Thoại Sơn khi xưa có tên là Thang Lung. Đây là tên Nôm. “Thang” có nghĩa là “cái thang”, “Lung” có nghĩa là “trông, nhìn”. Thang Lung là địa danh để chỉ những nơi có bắc thang để leo lên cao nhìn ra xa, một vọng gác thời xưa ở miền biên viễn. Hai chữ Thang Lung về sau được dịch sang chữ Hán là Vọng Thê: “Vọng” là nhìn, “Thê” là cái thang. Trong tỉnh Định Tường xưa cũng có một địa danh là Thán Lung, cũng cùng ý nghĩa với Thang Lung ở Thoại Sơn.

Nhân nói về Thang Lung, ở miền Thoại Sơn còn có một địa danh khác liên quan tới hệ thống vọng gác biên giới của triều Nguyễn đó là Ba Thê có chỗ còn gọi là Hoa Thê. Về địa danh này, có người sử dụng câu chuyện cổ tích về một ông chồng không sinh được con và ba bà vợ để lý giải. Theo tác giả chuyện cổ này thì “Ba” là số ba, “Thê” là vợ. Hoàng Xuân Phương căn cứ vào tín ngưỡng phồn thực và suy diễn ngôn ngữ học mà cho rằng Ba Thê là Bã Thou mà ra. Thực ra trong chữ Hán, “Ba” nghĩa là tinh hoa đẹp đẽ, “Thê” là cái thang, chỉ một vọng gác khác của triều Nguyễn mà thôi.

Tịnh Biên: Hai chữ Tịnh Biên đã xuất hiện từ sớm. Ngay từ năm 1820, vua Minh Mạng đã thành lập cơ Tịnh Biên gồm người Khmer Nam Bộ. Về sau, cơ Tịnh Biên đổi thành đồn Uy Đại, trú đóng ở Thất Sơn theo mô hình đồn Uy Viễn ở Trà Vinh và Sóc Trăng rồi sau đó lại đổi đồn Uy Đại thành đồn Tịnh Biên. Năm 1839, vua Minh Mạng lấy đất huyện Hà Dương và Hà Âm lập thành phủ Tịnh Biên thì Tịnh Biên trở thành một đơn vị hành chính đúng nghĩa.

Tri Tôn: hai chữ này có thể bắt nguồn từ một địa danh Khmer mà thư tịch xưa phiên âm là Xuy Tôn. Năm 1889, thực dân Pháp lập quận Tri Tôn thuộc tỉnh Châu Đốc. Đến năm 1974, Tri Tôn đổi thành huyện.

Ở An Giang vẫn còn nhiều địa danh lạ tai mang dấu ấn ngôn ngữ Khmer Nam Bộ như:

-Năng Gù: trong Gia Định thông chí chép là Năng Cù. Theo nhà Nam Bộ học Sơn Nam thì Năng Gù là từ tiếng Khmer “XeNeng Cô” nghĩa là “sừng bò” mà ra. XeNeng thành Năng, Cô thành Gù.

-Chắc Cà Đao: cũng theo Sơn Nam là từ tiếng Khmer “Prek Peđao” – nghĩa là “rạch có cây rừng mọc”.

Nhiều địa danh khác có lẽ thoạt tiên là những đồn ải phòng thủ biên cương hoặc nhà trạm rồi nhân tên đồn mà thành tên đất như: Tân Châu là tên đạo đặt năm 1757, Châu Giang. Các tên làng sau đây lại do lưu dân đặt khi đứng đơn xin lập làng và đều ra đời trước năm 1838: Nhơn Hòa, An Quí, Thân Nhơn, Vĩnh Bảo, Long Thạnh, Toàn Thạnh, Vĩnh Gia, Vĩnh Lạc…

2. Nguồn gốc một số tên sông-tên núi ở An Giang:

-Thoại Sơn, Thoại Hà: địa danh Thoại Sơn là do vua Gia Long lấy tên của Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại đặt cho núi Sập để thưởng công lao đào kênh Đông Xuyên. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cho biết việc này diễn ra năm 1818 và đến năm sau (1819) lại ban cho kênh Đông Xuyên là sông Thoại Sơn. Điều này cũng được bia Thoại Sơn ghi rõ nhà vua đã “tứ danh Thoại Ngọc vi Đông Xuyên cảng đạo”. Toàn bộ các báo cáo có đề cập tới con kênh này được chép trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và Đại Nam thực lục thường gọi nó là sông Thoại Sơn mà ít gọi là Thoại Hà. Hai chữ Thoại Hà chỉ thấy ghi trong một số tài liệu địa chí như Gia Định thành thông chí và Đại Nam nhất thống chí nhưng lại trở nên phổ biến hơn trong cách gọi của người dân.

Theo văn bia Thoại Sơn (đoạn này cố học giả Nguyễn Văn Hầu cố tình lờ đi, không dịch đủ) thì: “núi này xưa thuộc địa giới nước Phiên, tục danh là núi Lấp [chữ Hán thổ+lập]. Tự tiên thánh triều [chúa Nguyễn] khai thác cõi nam mới nhập vào bản đồ”. Vậy rõ ràng núi Lấp phải xuất phát từ một tiếng Khmer nào đó mà sau này chúng ta đọc trại thành núi Sập.

-Vĩnh Tế hà, Vĩnh Tế sơn: cái tên “Vĩnh Tế hà” được vua Gia Long đặt vào năm 1819 khi mới bắt đầu đào kênh Châu Đốc-Hà Tiên. Điều này được ghi rõ trong Đại Nam thực lục. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ còn chép tóm tắt đạo dụ ban tên, qua đó cho biết Gia Long đã ban tên Vĩnh Tế hà cùng lúc với việc ban tên Đông Xuyên cảng đạo là sông Thoại Sơn. Mãi đến năm 1828, vua Minh Mạng lại xuống dụ ban cho núi Sam là núi Vĩnh Tế, theo tên bà chính thất của Thoại Ngọc Hầu là Châu Thị Tế nhằm ghi nhận công lao của bà trong việc giúp đỡ chồng.

Ngoài cái tên núi Vĩnh Tế ra, ngọn núi này còn được gọi bằng nhiều tên khác. Văn bia Vĩnh Tế sơn cho biết Vĩnh Tế sơn có tên Nôm là núi Sam. Có truyền thuyết rằng khi xưa vùng này còn là biển, có nhiều con sam bám vào núi rồi hóa đá. Trên vách chùa Hang ở núi Sam khi trước còn đề hai bài thơ không rõ của ai có hai câu đề như sau:

“Tạo hóa sinh ra tự kiếp nào.

Hòn Sam hóa đá lạ chi sao?”

Do chỗ chữ Sam (con sam) trong Hán tự đọc là “Hậu” nên các nhà nho miền này xưa kia vẫn gọi núi Sam là Hậu Lãnh, rồi lại trại thành Học Lãnh. Nhưng tên gọi đầu tiên của núi Sam có lẽ là Tượng Sơn (núi hình người). Cái tên này chỉ xuất hiện trong Gia Định thành thông chí. Sở dĩ gọi là Tượng Sơn là vì, theo Trịnh Hoài Đức, núi này “ngọn chòm lởm chởm, đầu sống ngênh ngang”, có hình dáng như Tử Kiều hóa đá. Tử Kiều là một người tu tiên đời xưa. Một hôm đi chơi núi Hà Sơn, đắc đạo, thân xác hóa thành đá. Một văn bản nói về việc làm đường ghi trong Đại Nam hội điển sự lệ lại gọi núi Sam là Cảnh Sơn còn một báo cáo hành binh thời Tự Đức thì gọi núi này là núi Lệ Sam nhưng nói chung những tên này ít nghe nói tới.

-Núi Phú Cường: cứ vào sự mô tả trong Gia Định thông chí, núi Phú Cường chính là núi Tà Biệt. Sở dĩ có tên là Tà Biệt vì theo tác giả núi này “không chung đàn với các núi khác mà ở lệch về một bên Náo Khẩu”. Nhiều ngọn núi ở Thất Sơn xưa cũng được Trịnh Hoài Đức đặt tên theo hình dáng và vị trí nhưng các tên này hầu hết đều bị mai một đi. Người dân gần đó thì gọi núi này là núi Trà Béc hoặc Tà Béc. Năm 1831, nhóm người do Trương Văn Nghĩa nộp đơn xin khẩn đất từ chân núi Tà Béc tới núi Chân Tầm Lon, đặt tên là làng Phú Cường. Về sau tên làng Phú Cường đã được đặt cho tên núi.

Lịch sử tên gọi nhiều ngọn núi khác trong quần thể Thất Sơn vẫn còn khiến người nghiên cứu không khỏi lúng túng vì những cách gọi và giải thích khác nhau. Bản thân các thư tịch cổ viết về núi ở An Giang cũng chưa được phân tích rõ ràng. Vì thế, xin trở lại vấn đề này trong một dịp khác.

Tài liệu tham khảo:

Nguyễn Văn Hầu. “Thoại Ngọc hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang”. NXB Trẻ, 1999.

Nội các triều Nguyễn. “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 13”. NXB Thuận Hóa, Huế, 1993.

Sơn Nam. Lịch sử khẩn hoang miền Nam. NXB Trẻ, 2009.

Trịnh Hoài Đức. “Gia Định thông chí”. NXB Giáo dục, 1998.

Quốc sử quán triều Nguyễn. “Đại Nam nhất thống chí, tập 5”. NXB Thuận Hóa, Huế, 1997.

Quốc sử quán triều Nguyễn. “Đại Nam thực lục, tập 1”. NXB Giáo dục, 2002.

Quốc sử quán triều Nguyễn. “Đại Nam thực lục, tập 2”. NXB Giáo dục, 2007.

Graphic m

HỘP NÚT LINK ĐẾN CÁC BÀI KHÁC

2DVN2KTH212TKH

2TKH212TVKHDU LICH KHOA HOC

CHO HOA XUAN TPHCMDU LICH LICH SU VNKHOA HOC DU LICH

KHOA HOC THE KY 21KHOA HOC THE KY 21 so 2NHUNG DIEM THOI GIAN THEN CHOT SU TIEN HOA

NHUNG DIEU CAN SUY NGHIQUANG CAO DICH VUSAIGON TK21

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét